Chụp ảnh món ăn không chỉ đơn giản bấm máy và chụp, mà điều đó còn thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là 10 mẹo mà bạn nên thử ngay lập tức mà Duopig đã tham khảo để chia sẻ cho các bạn.
1. Làm nổi bật phần ngon nhất trong món ăn
Trước khi bấm máy chụp và trước khi stylist lên “đồ” cho món ăn thì việc cần làm là xác định điều gì làm món ăn trông ngon miệng. Sau khi xác định được điều đó thì hãy tin rằng bạn đã đi được 1/3 chặng đường rồi đó.
2. Background có độ tương phản cao sẽ giúp tạo ra tone của bức hình
Sử dụng một background tốt sẽ làm nổi bật món ăn của bạn. Và tất nhiên ngược lại sẽ khiến món ăn của bạn trở nên “kém hấp dẫn”. Bạn có thể sử dụng props ngược tone với background để món ăn nổi bật nhất có thể.
3. Lựa chọn màu sắc hợp lí cho props
Một số món ăn sẽ chỉ có những màu sắc đơn điệu. Chính vì vậy việc lựa chọn các props có màu sắc thêm vào sẽ khiến bức ảnh có thêm chiều sâu. Tuy nhiên cần lưu ý về kích thước, màu sắc và hoạ tiết sao cho hợp lí để không nhấn chìm món ăn của bạn.
Thông thường các stylist hay sắp xếp tự nhiên các loại gia vị của món ăn, hay các loại quả tươi mọng xung quanh.
4. Chụp ảnh món ăn đang ở trạng thái vừa ra lò.
Món ăn khi vừa nấu xong lúc nào trông cũng tươi ngon hấp dẫn, tùy từng món mà chúng ta có thể kéo dài độ tươi mới cho chúng. Ví dụ như rau xanh sẽ xanh hơn khi nhúng qua nước đá, hay các món soup, mì hoặc trà, cà phê sẽ cực kì tuyệt vời nếu có hơi nóng bốc lên.
5. Tạo ra sự chuyển động trong bức ảnh
Thêm một số yếu tố động trong bức hình như yếu tố con người, bốc hơi hay nhỏ giọt sẽ giúp món ăn tăng phần hấp dẫn. Chú ý focus vào điểm chính (món ăn) của bạn.
6. Không nên quá cầu kì
Đôi khi chụp một lát cắt, một muỗng thức ăn nhỏ cũng đủ khiến người xem phát thèm
7. Đừng sắp xếp mọi thứ quá đều nhau
Trong hình cần tạo độ nhấp nhô để chiều sâu, có thể sử dụng thêm props để tăng thêm hình khối trong ảnh.
8. Chọn đúng góc chụp hình món ăn
Góc máy tạo nên sự khác biệt rất lớn trong chụp ảnh, tự trả lời câu hỏi cần nhấn mạnh điểm nào của món ăn.
9. Không nhất thiết phải đặt món ăn ở giữa hình
Bạn có thể tìm hiểu thêm về the Rule of Thirds đế bố cục hình ảnh món ăn.
**Rule of Thirds (quy tắc 1/3) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh của bạn dù đó là hình chụp ngang hay đứng. Quy tắc này cho thấy rằng khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thể hơn là đặt tại trung tâm của ảnh.
10. Sử dụng đường dẫn
Food và props giúp tạo thành các đường dẫn hướng mắn người xem vào món ăn, bạn có thể tận dụng như đôi đũa, cái nĩa.
Trên đây là 10 MẸO CHỤP ẢNH MÓN ĂN mà Duopig chia sẻ với các bạn. Nếu bạn đang cần một bộ ảnh chụp ảnh món ăn chuyên nghiệp hay chụp ảnh món ăn tại TP.HCM phục vụ cho các hoạt động truyền thông thương hiệu cả online lẫn offline với những yêu cầu cao về concept và chất lượng hình ảnh, liên hệ Duopig Photography để nhận tư vấn và báo giá chi tiết.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ quay phim sự kiện của Duopig Photography!
Có thể bạn quan tâm: