Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”? – Instagram Reels là một nền tảng video hoạt động như TikTok được ra mắt vào tháng 08/2020 ở hơn 50 quốc gia. Vậy Instagram Reels có thực sự đủ tầm để trở thành “Tiktok thứ 2”?

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Giống như TikTok, Instagram reels cho phép người dùng sáng tạo nội dung, chia sẻ những video ngắn kèm hiệu ứng và âm thanh đa dạng. Những video này cũng có thể được nhìn thấy khi bạn lướt bảng tin của Instagram. Đây là một nền tảng mới mẻ được ví như là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với “ông lớn” TikTok. Đặc biệt hơn khi nhiều người dùng cũng có sự so sánh 2 nền tảng này khi họ sử dụng. Vậy Instagram Reels có gì mới khi so với TikTok? Cùng Duopig phân tích các điểm khác biệt giữa 2 đối thủ này trong phần nội dung sau đây.

Thời lượng video

Với Tik Tok, các nhà sáng tạo có thể quay video thời thời lượng đến 60 giây. Trong khi đó, Instagram Reels chỉ cho phép video với thời lượng là 30 giây. Điều này tức rằng các thương hiệu nên xem xét kỹ lưỡng hơn về mặt xây dựng nội dung, thông điệp, câu chuyện khi sử dụng Reels là phương tiện truyền thông cho chiến dịch của mình.

Lấy ví dụ điển hình về nhãn hàng mỹ phẩm và làm đẹp Cocokind tại Mỹ, thương hiệu này đã thực hiện những nội dung đánh thẳng vào chủ đề chăm sóc da. Việc này nhằm tận dụng tối đa thời lượng video giới hạn là 30 giây trên Reels.

Tùy chọn âm nhạc cho tài khoản doanh nghiệp

Một khác biệt tiếp theo giữa 2 ứng dụng này đó là về yếu tố âm nhạc. Với nền tảng Reels, các doanh nghiệp sẽ không truy cập được vào tính năng âm thanh trên Instagram. Nếu như thương hiệu sở hữu tài khoản dành cho doanh nghiệp, muốn chia sẻ câu chuyện của thương hiệu kèm theo âm thanh, bắt buộc phải tạo ra tệp âm thanh rồi chỉnh sửa thông qua một ứng dụng khác không phải Instagram.

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Hiện nay, Instagram vẫn chưa tung ra bất cứ thông tin nào nói đến việc những tài khoản doanh nghiệp sẽ được quyền truy cập vào thư viện âm nhạc trên Reels. Mặt khác, với bất lợi đó của Reels thì TikTok đang thắng thế bởi thư viện âm nhạc “đồ sộ” trên nền tảng của họ, đó là một yếu tố hấp dẫn người dùng đến với mạng xã hội này.

Bên cạnh đó, tính năng sử dụng âm thanh cũng được áp dụng trên Reels, nhưng không phổ biến như TikTok. Sự khác biệt ở đây đó là khi người dùng lưu video trên TikTok vào thư viện cá nhân, dù đó là của bạn hay của nhà sáng tạo khác, video sẽ lưu với hình mờ và âm thanh đi kèm.

Mặt khác, với Reels thì bạn chỉ được lưu video vào thư viện riêng của mình, không kèm theo hình mờ và âm nhạc. Đây là một hạn chế về tính năng của Reels, nhưng có thể đây là động thái nhằm bảo vệ bản quyền âm nhạc của các nhà sáng tạo.

Những công cụ hỗ trợ và chức năng chỉnh sửa video

Khi nói đến giao diện chỉnh sửa video, có thể thấy hai nền tảng Reels và TikTok khá giống nhau. Nhưng khi trải nghiệm và đi sâu vào từng tính năng, Reels lại có những hạn chế hơn so với đối thủ của mình. Chẳng hạn như, những bộ lọc phổ biến trên TikTok, nhà sáng tạo có thể chọn các hiệu ứng, bộ lọc và mẫu sẵn có. Với Reels thì những hiệu ứng cho video còn hơi khiêm tốn, người dùng chỉ chọn được những hiệu ứng sẵn có từ thư viện trước lúc quay video theo từng phân đoạn.

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

TikTok sở hữu những công cụ hỗ trợ chỉnh sửa cho video rất độc đáo: công cụ lồng tiếng, hiệu ứng cho giọng nói,… Tuy bạn có thể ghi âm giọng nói ngay trên Reels, nhưng lại không thể thêm bất ký hiệu ứng đặc biệt nào cho âm thanh mà mình tạo ra.

Điểm khác biệt nữa chính là TikTok giúp các thương hiệu mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút người dùng tăng thêm tương tác với chức năng: reaction, duet, stitch,… Còn ở Reels, những chức năng này chưa được phát triển, đa số người dùng sẽ đăng tải nội dung từ thư viện hình ảnh của mình hoặc ghi lại các cảnh quay riêng ở bên ngoài.

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Thuật toán của Instagram reels và tiktok có gì khác biệt? 

Theo đó, thuật toán của TikTok chính là yếu tố mà người dùng thường thắc mắc. Với nhóm nội dung FYP được TikTok tùy chỉnh sao cho thích hợp với sở thích của mỗi người dùng.

Cụ thể, hệ thống sẽ đề xuất các nội dung thông qua thuật toán xếp hạng video dựa vào sự phối hợp của đa dạng yếu tố khác nhau. Đó có thể là bắt đầu từ sở thích mà bạn chọn khi sử dụng TikTok, hay điều chỉnh theo những nội dung mà bạn không quan tâm hoặc lướt qua nhanh.

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Đối với nền tảng Reels, tab “khám phá” là nơi tập hợp các nội dung phong phú. Tuy nhiên, những video đó dựa vào vị trí, người mà bạn theo dõi, sở thích, nội dung đã tương tác hay không thì đó vẫn là câu hỏi mở.

Theo thông tin từ Instagram, nếu video của bạn được đề xuất và giới thiệu trong tab “khám phá” thì Reels sẽ thông báo đến bạn. Tương tự như TikTok, bạn phải liên tục đăng tải các video trên Reels thì nội dung mới có nhiều khả năng hiển thị ở trên tab “khám phá”.

Quảng cáo trả phí và thương mại điện tử

Hiện nay, TikTok cung cấp quảng cáo cho người dùng thông qua nguồn cấp dữ liệu, top view, tiếp quản thương hiệu, hiệu ứng quảng cáo của thương hiệu và thử thách kèm hashtag nhãn hàng.

Về cách cung cấp quảng cáo của Reels, các doanh nghiệp không thể thực hiện quảng cáo. Tuy nhiên, nhãn hàng có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng trong cộng đồng, các nhà sáng tạo nội dung để tạo ra các video hay và độc đáo.

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Trong lúc Instagram đang dần chuyển qua không gian thương mại điện tử, TikTok cũng không nằm ngoài xu hướng đó khi đã công bố bắt tay hợp tác lần đầu tiên với Shopify. Với mục đích đó là giúp 1 triệu nhà bán hàng Shopify tiếp cận gần hơn với thế hệ người dùng nhỏ tuổi của TikTok, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng thuận lợi hơn.

Cụ thể, người bán sẽ có quyền truy cập vào chương trình này, sau đó kết nối tài khoản Shopify với tài khoản TikTok doanh nghiệp của mình, rồi bán những sản phẩm trên TikTok qua video quảng cáo tích hợp tính năng có thể “mua ngay” trong nguồn cấp dữ liệu. Tất cả sẽ được quản lý bằng trang tổng quan của Shopify, bao gồm: tạo quảng cáo, nhắm đối tượng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, hành vi, danh mục video), theo dõi và tối ưu hóa.

Nhân khẩu học và nội dung video

Một yếu tố quan trọng mà bạn nên lưu ý, tuy cả hai nền tảng hoạt động tương tự nhau, nhưng nhân khẩu học TikTok có phần trẻ hơn Reels. Cụ thể, với ứng dụng đến từ Instagram, những doanh nghiệp, thương hiệu, người có sức ảnh hưởng sẽ ưu tiên chọn các nội dung và các câu chuyện có tính thẩm mỹ cao. Còn với TikTok thì có thể không nhất thiết phải dựa vào các yếu tố này.

Instagram reels có thực sự đủ tầm để trở thành “tiktok thứ 2”?

Còn trường hợp bạn vẫn chưa chắc nên dùng nền tảng nào. Duopig khuyên bạn nên thử nghiệm cả TikTok lẫn Reels. Bạn có thể chia sẻ cùng một video lên cả hai nền tảng. Sau đó theo dõi và đánh giá xem nơi nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình nhé.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ quay phim sự kiện của Duopig Photography!

Xem Thêm:

DUOPIG PHOTOGRAPHY

Hotline: (+84)903.926.598 / (+84)90.818.6026

Address: 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Email:  duopig.info@gmail.com